Có thể nhận thấy thời gian gần đây trên địa bàn các tỉnh tây nguyên có một thực trạng đang diễn ra là mặc dù là vùng đất có quỹ đất canh tác rộng lớn của cả nước nhưng đứng trước thực trạng giá cả của nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của nông nghiệp gia tăng mà so với sản lượng và giá cả của các mặt hàng nông sản không thể đáp ứng và đảm bảo cho việc canh tác có lợi nhuận, dẫn đến mặc dù là địa phương có quỹ đất để khai thác sản xuất nông nghiệp lớn nhưng ngày càng mất đi những lao nguồn lao động chính để sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Một thực trạng hết sức đáng lo và tiềm ẩn nhiều sự mất cân bằng nếu không có những giải pháp rõ ràng và những hành động mạnh mẽ hơn nữa từ những cơ chế chính sách của nhà nước ta, thì thực trạng trên sẽ dẫn đến những hậu quả và mất cân bằng nghiêm trọng trong cơ cấu nông nghiệp và ngành nghề của các địa phương trên địa bàn tây nguyên, tuy không có một con số thống kê nào rõ ràng nào nhưng bản thân là những người con tây nguyên, hơn ai hết chúng tôi nhận thấy rõ rằng việc chảy máu nguồn nhân lực lao động nông nghiệp ngày càng rõ ràng hơn và nó vẫn đang diễn ra hằng ngày trên mảnh đất này, len lỏi vào những thôn, xóm nhỏ, những bản làng càng ngày mọi người càng nhận thức rõ hơn về sự mất mát ấy.
Hàng loạt gia đình trẻ, hàng loạt các nông dân trong độ tuổi lao động tại địa phương sẵn sàng tạm thời rời bỏ quê hương của mình để tìm kiếm cho mình những cơ hội mới và những công việc mới để đảm bảo có một nguồn thu nhập tốt hơn so với nguồn thu nhập hiện tại của nền nông nghiệp quê nhà, chúng ta có thể thấy rõ là so với thời điểm những năm 2000 việc một gia đình với 04 thành viên làm nông đơn thuần canh tác với 1ha (hecta) đất canh tác nông nghiệp việc nuôi sống và đảm bảo nguồn thu nhập và đời sống ổn định cho gia đình ở thời điểm ấy là đảm bảo. Nhưng ở thời điểm đến năm 2021 – 2022 việc đảm bảo nuôi sống và một nguồn thu nhập để đảm bảo cho việc sinh hoạt của một hộ gia đình như trên thực sự không còn được đảm bảo nữa, giá cả và tất cả mọi thứ ảnh hưởng đến đời sống đã gia tăng một cách quá nhanh chóng, tuy nhiên giá trị của các loại nông sản vẫn dậm chân đâu đó trong một khoảng trũng và không có bất cứ một bước đột phá nào để bắt kịp được so với vật giá của hiện tại. Điều đó cũng dễ hiểu vì thực tế mặc dù mọi thứ ảnh hưởng đến đời sống tăng, nhưng giá cả của những sản phẩm nông nghiệp canh tác tại địa phương không thể đảm bảo để người nông dân có một cuộc sống ổn định để yên tâm canh tác, thì việc rời bỏ địa phương tìm kiếm cho mình những cơ hội về nghề nghiệp mới và nguồn thu nhập đảm bảo hơn cho cuộc sống là điều tất yếu.
Việc rời bỏ tạm thời khỏi địa phương là một hành động thực tế đa số các nhân công trong độ tuổi lao động chọn các tỉnh ở khu vực phía nam các tỉnh từ, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP.HCM, Tây Ninh… nơi với những cụm công nghiệp quy mô rộng lớn và là nguồn ứng tuyển lớn những nguồn lao động dồi dào, ở đó có những khoản thu nhập cao hơn đảm bảo hơn cho cuộc sống hiện tại, tạo ra những nguồn thu nhập đảm bảo hơn để những người nông dân tạm rời bỏ địa phương mình không còn những nỗi lo canh cánh khi còn ở địa phương, việc thu nhập đảm bảo hơn và cuộc sống ổn định hơn tuy xét ở khía cạnh việc làm thu nhập là một bức tranh đầy triển vọng và mang lại những nguồn thu nhập góp phần xây dựng và phát triển địa phương hơn nữa.
Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng việc có được những nguồn thu nhập đảm bảo nhưng không phải là những nguồn thu nhập ổn định tại địa phương thực sự không ổn định và không cho chúng ta thấy được rõ bức tranh về một nguồn thu nhập có nội lực và tiềm năng tại địa phương, đó thực sự không phải là nguồn thu nhập từ chính kết quả canh tác nông nghiệp tại địa phương, mà lại là một nguồn thu nhập từ việc đánh đổi, đánh đổi sức lao động, đánh đổi thời gian, đánh đổi từ việc bỏ lại tư liệu sản xuất là những mảnh đất canh tác đầy màu mở tại địa phương mình, đánh đổi những giá trị lâu nay cần được giữ gìn và xây dựng một cách có lộ trình và cần được coi trọng hơn.
Phải chăng người nông dân đang dần thất thế ngay trên chính địa phương mình ?
Daklakan nhận thấy rằng cơ cấu nông nghiệp và những định hướng của các địa phương trên khu vực tây nguyên chưa được coi trọng, việc nghiên cứu chuyên sâu và có những đánh giá sát thực của từng địa phương trên thực tế là không rõ ràng, mọi thứ vẫn rất chung chung, không có sự khuyến khích và nâng cao nhận thức của người nông dân, dẫn đến người nông dân thường xâm canh theo hướng tự phát và không có được sự hướng dẫn rõ ràng nào từ các nhà hoạch định và khuyến nông, từ đó dẫn đến những thực trạng đau lòng, mất cân bằng trong việc xây dựng, định hình và phát triển nguồn nguyên liệu đúng nghĩa, tính tự phát ăn sâu, nhận thức về một nền nông nghiệp sạch còn mơ hồ và chưa thực tế là những lý do cố hữu làm cho giá trị nông sản của vùng tây nguyên ngày càng đánh mất đi vị thế và giá trị vốn có của mình, những sản phẩm không cho thấy được sự nâng cao về giá trị cũng như sản lượng, không thể nâng cao giá trị của các loại nông sản đang canh tác, dẫn đến thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một cu kỳ như vòng tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại “trồng cây gì, nuôi con gì”. phải chăng nền nông nghiệp của địa phương chúng ta đang thiếu đó là sự đổi mới tư duy và những định hướng cụ thể hơn cho thương hiệu của từng loại nông sản của địa phương mình?.
Dịch Covid-19 đã qua đi nhưng ở phía trước chúng ta không thể biết được có những dịch bệnh nào đang chờ đón chúng ta ở phía trước, những khoảng thời gian giãn cách và đóng cửa nền kinh tế, phần nào đó cũng cho chúng ta nhận thấy rõ hơn về giá trị của một nền nông nghiệp có chiều sâu và sự nương tựa sự tái cơ cấu các ngành nghề của các địa phương là quan trọng đến mức nào, nông thôn và thành thị là một thực thể không thể tách rời và trên thực tế phải là nguồn động lực cho nhau thúc đẩy và bổ trợ nhau cùng phát triển.
Việc nâng cao nhận thức và giáo dục cho thế hệ lao động mới tại địa phương về một nền nông nghiệp sạch hữu cơ và tuần hoàn là hoàn toàn khả thi và trên thực tế cần được thực hiện ngay để chính những người nông dân trên địa phương mình nhận thức rõ và quay về sản xuất và tạo ra giá trị trên chính mảnh đất canh tác của mình, xây dựng và nâng cao giá trị sản lượng nông sản của các tỉnh tây nguyên, để chúng ta không còn thấy những thực trạng chảy máu và bỏ mặc tư liệu sản xuất đáng buồn tại các tỉnh tây nguyên như hiện nay.
Đã đến lúc phải nói thật với nhau thế này:
Chỉ một phần khá nhỏ của hoạt động kinh tế là để nuôi sống loài người, phần còn lại, từ nhân lực đến nguyên liệu, từ sử dụng năng lượng đến tiêu tốn sức lực cho quảng bá sản phẩm, chỉ đem lại lợi ích cho một số người nhất định trong khi không đóng vai trò gì thiết yếu cho sự tồn tại của nhân loại.
Cháy rừng, băng tan, hạn hán, lũ lụt và nay là dịch bệnh bùng phát là hồi chuông cảnh tỉnh loài người phải cân nhắc lại mô hình phát triển, chứ GDP cứ tăng mà dịch bệnh cứ lan nhanh, hành tinh này sẽ phải tự điều chỉnh và con người sẽ phải trả giá./.