Phong trào bỏ phố về rừng, xây dựng một cuộc sống xanh hướng đến vẻ đẹp toàn điện và hoàn hảo và hướng đến tự nhiên, đâu đâu cũng rầm rộ lên các hội nhóm đặc biệt là các hội nhóm bỏ phố về vườn, các hình mẫu farmstay, homestay mọc ra ở khắp tất cả mọi nơi trên mọi miền của cả nước.
Một thằng con sinh ra từ rẫy trong hành trình di cư đi “kinh tế mới” trong hồi ký của bố mẹ mình, về cảm quan chắc có lẽ hơn ai hết mình cũng là một phần trong hệ thống sinh thái biến đổi của vùng đất này, mình tạm gọi nó là vùng đất khai hoang vậy,…
Về lịch sử “Đi kinh tế mới” là câu nói quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhiều người chỉ hiểu đơn giản đó là những người ở các tỉnh, chủ yếu từ miền Bắc, miền Trung vào các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên để khai hoang lập nghiệp, chứ ít ai biết rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ vào đầu những năm 1980 của thế kỷ trước.
Mình nói một chút về lịch sử bởi vì không hẳn ở đây ai cũng có thể biết và hiểu hết về đặc trưng và những yếu tố cấu thành nên địa lý vùng miền và dân tộc hiện nay của các tỉnh tây nguyên, nơi ở đâu cũng là một hành trình và câu chuyện, ai cũng là một phần nhỏ trong cuốn hồi ký ấy. Và thế hệ của chúng ta của hiện tại chỉ nên là người kế nhiệm và viết tiếp những câu chuyện hiện tại xây dựng và phát triển một hệ sinh thái tốt đẹp hơn, có nhận thức đúng đắn hơn thay vì đổ lỗi cho sự thiếu hiểu biết và phát triển của công nghệ sinh hóa học, đừng vì cảm nhận cá nhân mà đánh mất đi lịch sử.
Thực sự mình không hề bao biện hay là cố gắng gạt bỏ qua những vấn đề mà xã hội hiện đại ngày nay đang gặp phải, quá nhiều vấn đề cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn, thay vì là những ngôn từ của sức mạnh truyền thông, hay cụ thể hơn là những vấn đề quan ngại vẫn cứ luôn và mãi còn trên giấy cho đến khi có ai đó đọc đến và phát biểu nó như một lời kêu gọi và thúc đẩy truyền thông, còn thực chiến ư? đó thực sự là một sự thất bại bởi chẵng có một hành động thực chiến nào .thực sự cho chúng ta thấy là mọi thứ đang thay đổi ngoài truyền thông và vài ba bài báo được xào đi nấu lại đến một cách xáo rỗng đến đau lòng.
Và thế là cũng đến một thời kỳ và cả xã hội đủ ăn, đủ mặc, chẳng phải rau rừng hay cơm độn như ngày xưa nữa, cũng chẵng còn những trận sốt rét kinh hoàng trong hồi ký nữa, ai trong xã hội này cũng dần nhận ra việc sống xanh và xây dựng cuộc sống xanh xung quanh mình là cần thiết như thế nào, cần phải nói rõ hơn là chúng ta là những thế hệ sinh sau thừa hưởng những công sức của công cuộc khai hoang mà ông bà, cha mẹ ta đã tạo dựng nên, cũng có thể chính chúng ta là một phần trong công cuộc ấy, chỉ đơn giản là ở cái xã hội hiện tại bây giờ đòi hỏi thế hệ chúng ta cần có một thái độ sống và cách nhìn nhận những vấn đề liên quan đến nền nông nghiệp và cuộc sống xanh cần phải rõ ràng và mạch lạc hơn, đừng đi sâu vào những giáo điều và ngôn luận suy diễn không đáng có,.
Hãy viết tiếp lịch sử, chỉnh sửa những sai lầm về một cuộc sống thiếu thốn trước kia mà ông cha ta đã trải qua, xây dựng một nền văn hóa hỏi học có chọn lọc, và áp dụng những thứ thực tế từ chính cuộc sống hằng ngày vào công cuộc ấy, làm ơn đừng dùng những từ ngữ thoái mạ,và cuồng si đến tuột độ về nông nghiệp hữu cơ trong sách vở và giáo điều của phương tây, ai cũng biết là canh tác tự nhiên là tốt cả, ai cũng hiểu là nông nghiệp hữu cơ là một nền nông nghiệp bền vững, thực ra Nông nghiệp hữu cơ Không thể bị nhốt vào một bộ quy tắc cứng nhắc, mà bản chất phụ thuộc vào thái độ của người nông dân, nếu không có quan điểm tích cực và sinh thái thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Chúng ta thử nghĩ mà xem, rồi thời kỳ cha mẹ ông bà chúng ta, khi cái đói, cái nghèo nó còn dai dẳng, để tối ưu hóa việc canh tác và đạt được sản lượng cao nhất, tạo ra một đời sống tốt hơn thế thì cái gì là cái cần, và cái gì nó sẽ ra đời ? rồi dần dần ăn sâu vào trong tiềm thức, về một nền nông nghiệp bệnh tật và đầy chết chóc, làm ơn hãy là những người có khối óc và cảm quan suy nghĩ gọn gẽ mọi vấn đề, thực sự chẵng có sự tiên phong nào cả, chúng ta có quay về với cái thực tại trước đây đã từng hay chưa không mà thôi, không phải là không ai không muốn hiểu, đừng đánh đồng hay cố gắng đổ lỗi cho chính ai, hãy tự đặt cho mình một vài câu hỏi cụ thể hơn, tại sao lại có quá trình phân hóa nông nghiệp như ngày nay ?, tại sao cha ông ta đã phải đánh đổi tất cả mọi thứ để đến bây giờ có một nền nông nghiệp như hiện nay ?, chúng ta cần làm gì ?, xây dựng hành trình mới như thế nào ?, chẵng phải thế hệ của chúng ta là thế hệ thực hiện những thay đổi ấy hay sao ?.
viết tiếp hay dừng lại …..